Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

'Tiệc im lặng' của giới trẻ Hà thành

Căn phòng chật ních người nhưng chẳng ai nói với ai lời nào chỉ ra hiệu với nhau bằng tay. Tiệc vô ngôn của Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu tối qua diễn ra trong tiếng nhạc du dương, trong không khí tĩnh lặng làm tất cả những người có mặt hiểu ra giá trị của lời nói và trải nghiệm thế giới đặc biệt của người khiếm thính. Phim về Hà Nội dành cho người khiếm thính9X đi học ngôn ngữ ký hiệu

Các bạn trẻ dùng mọi cách thức, trừ lời nói để làm quen với nhau tại tiệc vô ngôn.


Những khuôn mặt nhăn nhó khi muốn diễn đạt ý của mình mà lại không được phép mở miệng nói, những nụ cười rạng rỡ khi nỗ lực làm người đối diện hiểu thành công, những mẩu giấy viết ngắn gọn vài dòng hỏi han, làm quen trao nhau... Tất cả diễn ra tại bữa tiệc đặc biệt trong một quán cà phê nhỏ trên đường Trần Bình Trọng, Hà Nội, tiệc không nói hay còn được gọi với cái tên mỹ miều, tiệc vô ngôn (Silent Party). 
Giống như mọi bữa tiệc khác, Silent Party cũng có đồ ăn, nước uống và cả các chương trình kịch, trò chơi nhưng có một điều khác biệt đó là mọi thứ đều diễn ra trong yên lặng. Nếu không dùng được thủ ngữ, mọi người có thể dùng giấy, bút đặt sẵn trên mỗi bàn tiệc để nói chuyện. Phía sau mỗi tấm vé tới dự Silent Party đều có in những ký hiệu cơ bản đủ để người tham gia thấy ngỡ ngàng và tò mò muốn khám phá. Khắp phòng là những dòng chữ yêu cầu mọi người không cất lời hiện trên mang hình tivi lớn treo trên tường. Bất cứ ai bước vào căn phòng ấy cũng đều được đề nghị để điện thoại ở chế độ rung và chỉ được phép giao tiếp bằng mọi hình thức, trừ tiếng nói. Bữa tiệc từ thiện diễn ra nhằm gây quỹ ủng hộ cho các em bé khiếm thính nghèo có một năm học mới đầy ắp tiếng cười, một mùa Trung thu lấp lánh và ấm áp.
Ở một góc phòng, đôi bạn trẻ đang làm quen bằng cách ghi ra giấy. Thỉnh thoảng, cô gái nhìn chằm chằm vào mặt sau vé mời có in các ký hiệu để cầu cứu. Cậu bạn đứng cạnh ghi ra giấy những câu hỏi ngắn gọn rồi đưa cho cô bạn. Cứ thế, cuộc trò chuyện của hai người diễn ra dưới ánh nến, chẳng tốn lời nào. Muốn được người khác ôm, được người khác vuốt tóc, một anh chàng khác dán tờ giấy ghi dòng chữ to đậm sau lưng và đi khắp phòng. Gặp ai anh này cũng chỉ vào lưng. Người đối diện hiểu ra và tươi cười ôm chầm lấy chàng trai.
Không lời nói, tất cả chỉ trò chuyện với nhau bằng ký hiệu.
Hàng ngày khi ra đường, không khó để bắt gặp hình ảnh của các chàng trai, cô gái ăn mặc đẹp, đi xe xịn nhưng lại cẩu thả và phung phí trong lời ăn tiếng nói của mình. Trong khi đó với những người khiếm thính, việc cất tiếng là cả một mơ ước. Đó chính là lý do để Lê Thanh Hoa, chủ nhiệm Trung tâm bộ ngôn ngữ ký hiệu, có sáng kiến tổ chức tiệc vô ngôn.
"Mục đích của em là giúp người bình thường trải nghiệm và thêm trân trọng lời nói đồng thời tạo cơ hội cho các bạn khiếm thính có cơ hội được hòa nhập với cộng đồng", Hoa chia sẻ.
Theo Hoa, trong một không gian như vậy, ai cũng giống ai và nếu bạn có là người khiếm thính thì cũng không ai nhận ra bạn khác biệt. Toàn bộ các tiết mục trong chương trình đều do các em khiếm thính biểu diễn, ngoài ra còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ kịch câm. Mọi kinh phí tổ chức tiệc đều do trung tâm của Hoa bỏ tiền túi và có một phần hỗ trợ của quán cà phê.
Suốt hai tiếng không được nói đến khi MC Thanh Hoa trả lại tiếng nói cho mọi người ở cuối chương trình, tất cả ồ lên vui sướng vì được giải phóng. "Câu đầu tiên của em sau khi tiệc kết thúc đó là được nói rồi", Như Quỳnh, sinh viên năm 2 Đại học Bách Khoa Hà Nội, cười tươi. Mới học ngôn ngữ ký hiệu chưa đầy một tháng nhưng Quỳnh đã có thể giao tiếp cơ bản. "Bước vào căn phòng này, em thấy mọi thứ đều khác biệt so với những gì ồn ã bên ngoài. Lúc đầu em thấy lúng túng nhưng sau vận dụng hết những gì được học để nói, đến khi quen dần thì tiệc kết thúc", cô nàng tỏ vẻ tiếc nuối không khí vui vẻ của bữa tiệc.

Thông báo Tuyển sinh lớp NNKH Lý Thường Kiệt



Trung tâm đào tạo Ngôn ngữ ký hiệu khai giảng liên tục các lớp học Ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) dành cho các bạn muốn tiếp xúc với người khiếm thính, có quan tâm và tìm hiểu NNKH.
Bạn hãy tưởng tượng khi tai bạn đang nghe nhạc, khi miệng bạn đang dùng vào việc khác thì bạn vẫn có thể nói chuyện với bạn bè xung quanh mình. Khi bạn và bạn của bạn ở chỗ đông người mà bạn không muốn phải nói to cho bạn mình nghe thấy...
Bạn là người trẻ, bạn có bầu nhiệt huyết, có trái tim, bạn muốn xoá bỏ cách biệt xã hội...

Tham gia ngay từ bây giờ, học  NNKH bạn sẽ được học một ngôn ngữ mới lạ và đầy bất ngờ, được học hát bằng tay, được học cách thể hiện mình bằng ngôn ngữ của chính bạn!

Sau khi học xong các bạn sẽ được thi và cấp chứng chỉ do chi hội người Điếc và Hội khuyết tật TP Hà Nội (Bộ lao động Thương binh và Xã hội) đóng dấu và công nhận.
- Thời gian: 18h30 đến 20h, tối thứ 2 và thứ 4 hàng tuần (khai giảng liên tục).
- Địa điểm: 32 Lý Thường  Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trường THCS Trưng Vương).
- Học phí: 200.000đ/ tháng.
- Giảng viên: giáo viên trực tiếp giảng dạy là các thầy khiếm thính của chi hội người Điếc Hà Nội.

Đăng ký trực tiếp:

-Đỗ Thanh Sơn: thầy giáo NNKH
 Mobile: 0936377621 ( nhắn tin)
- Thanh Hoa (quản lý - phiên dịch NNKH)
Mobile: 0983 735 488 (vui lòng không nhắn tin)
Email: thanhoale@gmail.com

Nối vòng tay bé làm từ thiện


TP - Ngày 9 - 4, tại Hà Nội, các tổ chức cộng đồng và tổ chức phi chính phủ tổ chức chương trình từ thiện dành cho trẻ em, nhằm gây quỹ cho 100 trẻ mồ côi và khuyết tật thính giác ở Trung Tâm Nuôi dạy Trẻ mồ côi Khuyết tật Chúc Sơn, Hà Đông, Hà Nội.
Trẻ em nước ngoài tham gia chương trình từ thiện
Đỗ Thanh Sơn : thầy giáo ngôn ngữ kí hiệu trẻ em nước ngoài Và trong nướctham gia chương trình từ thiện.
Đây là chương trình được sự hưởng ứng của đông đảo các cá nhân, tổ chức đại diện doanh nghiệp tư nhân, thanh niên, tình nguyện viên, cùng tham gia, tạo một sân chơi khỏe mạnh, sáng tạo, vui vẻ cho các em vào dịp cuối tuần.
Chương trình được tổ chức với quy mô vừa và nhỏ, thu hút hơn 50 trẻ em dưới 15 tuổi tham gia, chia làm những góc nhỏ để các em lựa chọn. Sân chơi bao gồm góc học giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, góc vẽ mặt, góc tái chế, góc học tiếng anh, góc bán đồ cũ, góc bán đồ ăn uống.
Chị Đặng Thu Phương, Trưởng phòng Quản lý Biến đổi Khí hậu, thuộc tổ chức CARE, cho biết, đây là một trong những sân chơi vui khỏe, lành mạnh cho trẻ em,, giáo dục các em hiểu biết nhiều hơn về hoạt động từ thiện.
Số tiền thu gom được sau chương trình sẽ được gửi đến trẻ em khuyết tật thính giác ở Hà Đông thông qua tổ chức phi chính phủ Little Tigers, để mua đồ dùng học tập, sách vở hoặc đồ chơi cần thiết.
Chị Thu Phương cho biết thêm, thời gian tới, chương trình sẽ được mở rộng để kết hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhằm tuyên truyền và tổ chức những buổi sinh hoạt tương tự cho trẻ em dân tộc thiểu số ở miền núi.


Trẻ em nước ngoài cư trú tại Việt Nam cần thủ tục gì?

Muốn đưa con về Việt Nam, bạn làm thủ tục đề nghị cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Trường hợp cháu chưa đủ 14 tuổi nên khi nhập cảnh vào Việt Nam, chỉ cần ghi chung vào thị thực của bố mẹ (khoản 3 Điều 4, Pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH 10 ngày 28/4/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).

* Thủ tục để trẻ em có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong thời hạn 1 năm:
Theo điểm b, Điều 1, Mục II, Thông tư số 04/2002/TTLT-BNG-BCA ngày 29/01/2002 của Bộ Ngoại giao - Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BCA-BNG ngày 30/01/2007 (Thông tư số 04/2002/TTLT-BNG-BCA), nếu bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam nhưng mang hộ chiếu nước ngoài về thăm thân nhân, nếu có bằng chứng đã nhập cảnh Việt Nam lần trước cách thời điểm xin nhập cảnh không quá 36 tháng, thì được cấp thị thực có giá trị một lần không quá 03 tháng. Việc đưa cháu vào Việt Nam được tiến hành như sau:
- Cháu cần phải có người thân ở Việt Nam như: ông, bà… mời vào Việt Nam. Giấy mời người nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài) phải được gửi tới Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh, có xác nhận trước của UBND phường, xã nơi người mời thường trú để được tiến hành làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam (điểm b, c Điều 2, Mục I, Thông tư số 04/2002/TTLT-BNG-BCA).
- Nếu muốn gửi cháu ở lại Việt Nam trong thời gian 1 năm, phải thực hiện thủ tục khai báo mục đích tạm trú tại Việt Nam vào hồ sơ xin cấp thị thực nhập cảnh (điểm b, khoản 1, Điều 16, Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/05/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).
+ Thủ tục khai báo tạm trú của người nước ngoài với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gồm (điểm a, khoản 2, Mục III, Thông tư số 04/2002/TTLT-BNG-BCA):
- Xuất trình hộ chiếu, tờ khai nhập xuất cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện phải có thị thực);
- Khai vào phiếu khai báo tạm trú theo mẫu do Cục trưởng Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh ban hành.
Khi bạn và con đến nhà của người mời cháu đến Việt Nam, người đó phải đến khai báo với công an phường về việc tạm trú để địa phương quản lý.
+ Khi thị thực hết hạn thì bạn phải xin gia hạn thị thực bằng cách: người đã mời gia đình bạn vào Việt Nam phải làm thủ tục với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Người mời sẽ gửi văn bản đề nghị kèm theo hộ chiếu của gia đình bạn tới Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh để được gia hạn thị thực. Bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an để được hướng dẫn thêm về thủ tục gia hạn (điểm a, Điều 2 Mục IV, Thông tư số 04/2002/TTLT-BNG-BCA).

Lớp học giao tiếp với người khiếm thính

Để giao tiếp được với người câm điếc, nhiều bạn trẻ thậm chí cả người già cũng tìm đến lớp học ngôn ngữ ký hiệu ở Hà Nội. Tất cả cùng chung một mục đích được hòa nhập dễ dàng với người khuyết tật ở mọi nơi.


Lớp ngôn ngữ ký hiệu được tổ chức vào các buổi tối tại trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, với khoảng hơn 30 học viên. Người giảng là 2 thầy giáo khiếm thính Đỗ Hoàng Thái Anh và Đỗ Thanh Sơn.

Với sự trợ giúp phiên dịch đắc lực của Thanh Hoa, Chủ nhiệm CLB ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội, 2 thầy giáo trẻ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc truyền đạt phương pháp nói chuyện của người khiếm thính.

Lớp học đang ngày càng thu hút đông đảo giới trẻ tìm đến, trong đó có cả những người lớn tuổi. Nhiều học viên cho biết, học ngôn ngữ ký hiệu để có thể giao tiếp dễ dàng hơn với người khiếm thính. Nhiều người phải học tới một năm mới thành thạo các ngôn từ.